Google Sandbox - Làm thế nào để thoát khỏi Sandbox?

Chủ Nhật, ngày 03/08/2014, lúc 16:35 - Gửi bởi: admin - Lượt xem: 3534


(VOC.VN) - Khái niệm Google Sandbox lần đầu xuất hiện vào khoảng tháng 3 năm 2004, tức là cách đây hơn 10 năm. Ban đầu, Google Sandbox được tạo ra với mục đích mô tả về trường hợp các website bị phạt do dùng thủ thuật SEO không hợp lệ để có được vị trí cao trên kết quả tìm kiếm, thậm chí Sandbox của Google còn tiến hành kiểm tra cả những trường hợp dù bị xử phạt nhưng đã được gỡ bỏ. Từ lúc ra đời và trải qua quá trình hoạt động lâu dài, Google đã lần lượt cho thay đổi, cải tiến và thậm chí nhiều lần cho ngưng hoạt động của Google Sandbox. Trạng thái bấp bênh này kéo dài trong nhiều năm và ít ai biết tới. Nhưng cho đến giờ, Google Sandbox đang dần quay trở lại và hoạt động một cách tích cực hơn.

 

 

Vậy Google Sandbox là gì?

 

Hiện nay, mọi người vẫn định nghĩa Google Sandbox là một sự ‘trừng phạt’ của Google nhằm hạn chế những thứ hạng cao khả nghi của những webpage kém chất lượng. Hay nói một các khác nó giống như một bộ lọc của Google dùng để chặn nhưng trang web có nội dung và nguồn backlink không đáng tin cậy.

Dấu hiệu của một trang bị Sandbox là: webpage của một website đang có thứ hạng cao bỗng nhiên biến mất trên kết quả tìm kiếm. Đồng thời lúc đó, trang này cũng mất khả năng index.

 

Tại sao trang web của bạn bị Sandbox?

 

Có một số lý do dưới đây khiến cho website của bạn gặp Sandbox

  • Do bạn không quan tâm vào đẩy mạnh chiến thuật SEO, hay nói cách khác là bạn sử dụng một chiến thuật SEO quá nghèo nàn và bị mất độ tin tưởng trong mắt Google, mặc dù bạn chẳng làm gì vi phạm quy định của Google cả.
  • Do trong quá khứ bạn sử dụng chiến thuật SEO không hợp lệ hoặc thuê các công ty SEO mũ đen và từng chịu hậu quả nặng nề vào thời điểm đó. Webpage của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng từ Google Sandbox mặc dù hiện tại chiến thuật SEO của bạn đã cải tiến tốt hơn nhưng vẫn chưa thể khiến Google tin tưởng ngay lập tức.
  • Khi bạn mua một tên miền mới để thiết lập một website và đột nhiên phát hiện ra web bị Sandbox vì trước đó tên miền này đã từng sử dụng chiến thuật Spam và SEO mũ đen. Lý do này giống như ‘họa từ trên trời rơi xuống’. Nó minh chứng rằng những sai lầm của chủ tên miền cũ cũng sẽ khiến bạn phải chịu hậu quả thay cho họ mà chính bạn cũng không thể lường trước được.
  • Một nguyên nhân khác có thể là do webpage của bạn bị trùng lặp nội dung và URL;  hay dùng các công cụ đăng bài tự động. Với một website đăng bài hoàn toàn rập khuôn thì rất dễ bị Google để mắt tới.
  • Bạn cũng có thể là nạn nhân của những trò gài link ‘bẩn’ vào trang web có nội dung xấu. Nếu bạn sơ suất không kiểm tra lại các backlink thì rất dễ bị Sandbox bởi Google.
  • Ngoài ra, việc xây dựng backlink quá nhanh cũng sẽ khiến Google nghi ngờ, dẫn đến hệ lụy là webpage gặp Sandbox và mất dấu trên bảng xếp hạng.

 

Tất  cả những lý do trên gộp chung thành 2 nguyên do chính đó là: sử dụng phương pháp SEO không an toàn và mất đi độ tin cậy của website.

 

Độ tin cậy và thủ thuật SEO mũ đen

 

 

Lý do khiến bạn rơi vào tình trạng vị Sandbox hiển nhiên là do sử dụng SEO mũ đen. Bất kỳ thủ thuật gì một khi đã đi ngược lại hoặc vi phạm nguyên tắc của Google đều ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của trang web. Các mức phạm tội càng nặng thì hình phạt càng nghiêm khắc hơn, cho đến khi thứ hạng trang web đó hoàn toàn bị gỡ bỏ ra khỏi kết quả tìm kiếm.

 

Còn về vấn đề mất đi độ tin cậy, đây là thứ rất khó để giải thích và không thể đo lường được chính xác. Google đang xây dựng một mối liên kết vô hình với website của bạn để ‘thăm dò’ xem bạn đang có những hoạt động gì trong quá trình SEO, hành động đó hợp lệ hay không hợp lệ, rồi cuối cùng Google sẽ tiến hành đánh giá hành động đó. Điều này được biết đến như một cách đo độ tin cậy của Google mà mọi người vẫn thường nhắc tới. Nếu bạn có ‘tiền sử’ dù chỉ là bị gắn cờ cảnh báo, thì chưa chắc bạn đã được đánh giá cao trong kết quả tìm kiếm. Vì thế, hãy vô cùng thận trọng nếu bạn không muốn website của mình gặp Sandbox. Trong trường hợp bạn sử dụng Seo mũ đen thì tất nhiên, thứ hạng trang web của bạn sẽ bị rớt xuống nhanh chóng. Ngược lại, nếu bạn sử dụng chiến lược SEO an toàn và chất lượng, không vi phạm bất cứ điều gì đã nhắc đến ở trên thì xin chúc mừng, bạn đã có được mức độ tin cậy rất cao trong mắt Google.

 

Cách tạo dựng độ tin cậy và thoát khỏi Sandbox

 

Sandbox hiểu sâu xa chính là một sự ảnh hưởng từ độ tin cậy, nghĩa là nó sẽ hành xử mà dựa vào độ tin cậy ra sao. Về cơ bản, khi độ tin cậy thấp, bạn phải bỏ ra nhiều thời gian và quá trình gian nan phía trước để có được thứ hạng đầu tiên; trong khi, những trang web có độ tin cậy cao lại dễ dàng có thể tăng thứ hạng một cách nhanh chóng. Vậy, làm cách nào để chúng ta có thể xây dựng được độ uy tín?

 

May mắn thay, việc khiến Google tin tưởng lại không quá khó khăn. Nếu website của bạn lỡ bị Sandbox thì mọi thứ vẫn có thể được xem xét lại khi bạn cố gắng thay đổi nó. Nhưng tùy thuộc vào từng mức độ mà Google phạt mà thời gian để khôi phục thứ hạng có thể ngắn hoặc kéo dài đến hàng tháng.

 

Bước 1: Kiểm tra lại các lần bị Google phạt

 


Nếu bạn không quan tâm hay không biết gì về SEO, hoặc đã từng ký hợp đồng với một công ty SEO trước đó, thì đôi khi bạn không nhận ra được có bất cứ hình phạt hay cảnh báo nào mà website của bạn đang gặp phải, thậm chí cả khi bạn mua một tên miền mới mà trước đó tên miền này đã bị phạt hoặc cảnh báo (chúng tôi đã đề cập phía trên). Cho dù là lý do gì đi nữa thì nếu bạn phát hiện và kiểm tra chúng sớm nhất có thể, bạn hoàn toàn có thể sửa chữa và điều chỉnh lại những thiếu xót sao cho phù hợp với tiêu chí của Google đã đưa ra. Nếu không xem xét lời cảnh báo hoặc hình phạt đó, Google sẽ ngay lập tức thực hiện mức xử phạt cao hơn. Chắc chắn hậu quả sẽ càng nặng nề hơn.

 

Bước 2: Dọn dẹp tàn dư của SEO mũ đen


Nếu bạn đã từng thuê một công ty SEO thì nhiều khả năng họ sẽ áp dụng những phương pháp SEO mũ đen cho website của bạn. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này, bạn hãy kiểm tra lại hết các đoạn code có trong các trang và tìm kiếm xem có bất cứ thứ gì đang được giấu và ẩn khỏi tầm nhìn của độc giả hay không. Nội dung bị giấu và ẩn đi thường là dấu hiệu của điều gì đó tiêu cực đang xảy ra. Hơn nữa, làm sạch hết các thư rác, spam, các liên kết nội bộ không liên quan, những liên kết gãy, và các bài viết nhồi nhét từ khóa… Về cơ bản, có thể nói bạn đang thực hiện một cuộc kiểm tra trang web toàn diện để loại bỏ hết tất cả những lỗi vi phạm đến nguyên tắc của Google. Đây là cuộc ‘cải cách’ lâu dài, không thể chỉ trong một sớm một chiều, và cũng cần được làm một cách thường xuyên. Bạn cũng có thể xem xét loại bỏ những vật cản có thể sẽ gây ra những bất lợi trong tương lai và tìm ra hướng cải thiện nó. Một sự thay đổi khôn ngoan ở hiện tại sẽ giúp bạn xây dựng được độ tin cậy cho website trong tương lai lâu dài về sau.

 

Bước 3: Ngăn chặn các liên kết độc hại


Những backlink xấu thường là nguyên nhân dẫn đến Sandbox. Thậm chí nếu bạn chỉ cần mua một tên miền mới, chạy một lượt kiểm tra tổng thể trang web, bạn sẽ thấy vô vàn các backlink kém chất lượng đến từ tên miền của chủ sở hữu cũ. Chính vì vậy, đối với tất cả những liên kết mà bạn cho là độc hại và không muốn nó liên kết đến trang web của mình, hãy sử dụng công cụ của Google để loại bỏ nó. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, hãy liên hệ với chủ của backlink mà bạn muốn ngăn chặn và bảo họ gỡ nó đi.

 

Bước 4: Chỉnh sửa lại nội dung lặp


Ranh giới giữa tính hợp pháp và bất hợp pháp của một bài viết bị trùng lặp nội dung là rất mỏng manh. Chính vì vậy, để chắc chắn website sẽ không gặp Sandbox, hãy chỉnh sửa lại nội dung bị trùng lặp đó sao cho vẫn đúng nghĩa gốc mà cách diễn đạt lại khác nhau. Trong trường hợp mà bài viết của bạn bị các trang web khác copy, hãy nhanh chóng kiểm tra và phát hiện kịp thời, sau đó report cho Google để gỡ bài viết đó xuống.

 

Bước 5: Bổ sung hoặc thay thế các bài viết quá ít thông tin


Những bài viết chứa quá ít thông tin sẽ trở thành vấn đề nếu bạn muốn xây dựng độ tin cậy trong mắt Google. Google luôn thích một nội dung chi tiết, chất lượng, và tất nhiên độc giả cũng vậy. Hãy xác định và kiểm tra xem có bất kỳ nội dung nghèo nàn nào còn tồn tại hay không rồi quyết định thêm hoặc thay thế sao cho phù hợp nhất.


-  Đối với những trang không có liên kết đến, hoặc có nhưng bị gãy, thì tốt nhất hãy xóa nó.
-  Đối với những trang bình thường, có lượng truy cập và có liên kết đến thì hơn hết hãy bổ sung thêm thông tin giá trị để biến nó thành một trang hữu ích hơn nữa.
-  Nếu có nhiều bài viết thiếu thông tin nhưng lại nói chung về một chủ đề thì bạn nên chọn lựa và tập hợp chúng vào thành một bài hoàn chỉnh và chi tiết.

 

Bước 6: Xuất bản những bài viết giá trị và mới mẻ


Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất trong cả quá trình. Bạn cần quan tâm đến yếu tố quan trọng nhất trong SEO mũ trắng, đó chính là nội dung. Nội dung chất lượng cần phải được xuất bản thường xuyên, phù hợp với đối tượng độc giả. Làm tốt phần việc này cũng là cách giúp bạn thành công hơn và tránh khỏi Sandbox.


Ngoài ra còn rất nhiều các cách khác để giúp bạn thoát khỏi Sandbox như xây dựng backlink với tốc độ vừa phải, không quá nhanh, cũng không quá chậm. Nếu quá nhanh cũng sẽ khiến Google nghi ngờ. Bạn cũng có thể tham gia vào sử dụng Google Adwords để tăng thêm độ tin tưởng cho Google. Nó giống như ‘nịnh bợ’ Google vậy.

Kết

 

Một khi bạn đã lọc sạch trang web của mình, bạn có thể bắt tay vào xây dựng lòng tin cho khách hàng trên cơ sở một loạt nội dung có giá trị đem đến cho họ. Trải qua thời gian, độ tin cậy của website bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ thoát dần khỏi Sandbox. “Một tảng đá để dịch chuyển được sẽ rất vất vả, nhưng một khi nó đã lăn, thì không thì có thể cản phá được.”


Ghi nguồn www.voc.vn khi đăng tải lại bài viết này.

Link: Google Sandbox - Làm thế nào để thoát khỏi Sandbox?