21 số liệu thống kê cần biết trong quá trình giám sát SEO

Thứ 7, ngày 16/08/2014, lúc 14:39 - Gửi bởi: admin - Lượt xem: 2385


(VOC.VN) - Đối với SEO, chỉ cần một vấn đề nhỏ không được chú ý đến dù chỉ là trong vài ngày ngắn ngủi cũng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược SEO cục bộ. Vậy những số liệu thống kê nào bạn nên để mắt tới để nhanh chóng phát hiện ra những thiếu sót và tiến hành thay đổi chiến lược kịp thời?

 

Việc theo dõi hiện trạng sức khỏe SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì một hệ thống tối ưu hóa tìm kiếm hoàn hảo. Chỉ cần những sơ suất nhỏ liên quan đến hiệu suất hoạt động của website cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tụt thứ hạng. Nếu cứ chờ đợi báo cáo hàng tháng mới phát hiện ra được sai sót trong kỹ thuật thì sự chậm trễ sẽ nhanh chóng phá hủy toàn bộ hệ thống mà bạn mất thời gian dài để gây dựng nên.

 

 

Có một vài thước đo thống kê tình trạng SEO bạn nên thường xuyên giám sát và để mắt tới hàng ngày hoặc hàng tuần để chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề làm giảm hiệu suất hoạt động của website. Mặc dù những số liệu này không phải lúc nào cũng chỉ ra chính xác lỗi là gì, nhưng chúng cũng sẽ đưa ra những manh mối ban đầu giúp bạn điều tra nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hiệu suất đó.

 

Các phương pháp như cảnh báo, kiểm tra tần suất và hiện trạng của website được đề cập đến trong bài viết này đều là những phương pháp được nhiều website lớn đánh giá cao; tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu riêng biệt hay độ lớn của hệ thống SEO mà mỗi chủ website cần phải lựa chọn những chiến thuật phù hợp cho riêng mình.

 

1. Organic Traffic (Lượng truy cập tự nhiên)

 

Truy cập tự nhiên là một trong những đích đến lớn nhất của một chiến dịch SEO, và tất nhiên những thay đổi có liên quan đến nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thống SEO của bạn. Nếu truy cập tự nhiên giảm:

  • Hãy tiến hành điều tra nguyên nhân và giải quyết tình hình.
  • Sử dụng các số liệu điều tra hiện trạng bổ sung nhằm hỗ trợ bạn trong việc tìm ra nguồn gốc của vấn đề.
  • Kiểm tra lưu lượng truy cập của tất cả các phần trong trang web để tìm hiểu xem phần nào đang hoạt động không ổn định kéo theo hiệu suất của cả website đi xuống.
  • Phân loại tất cả dữ liệu lưu lượng truy cập đến từ máy tính để bàn hoặc di động để tìm hiểu xem liệu hiệu suất SEO trên điện thoại di động đang gặp trục trặc hoặc cần phải thiện hay không.
  • Kiểm tra xem liệu có xảy ra hiện tượng sụt giảm liên quan đến các hoạt động marketing từ các kênh quảng cáo khác hay không, vì thương hiệu không được tiếp thị tốt sẽ làm giảm lượng tìm kiếm.

Nếu lượng traffic tăng, hãy tìm hiểu những lý do tại sao. Điều này rất quan trọng bởi lẽ nếu bạn tìm ra được phương pháp khiến cho lượng truy cập tăng cao thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó vào những phần còn lại của trang web, giúp tối ưu hóa SEO thành công. Bạn cũng nên thiết lập hoặc cài đặt những tùy chỉnh cảnh báo hàng tuần trong Analytics, nếu có bất kỳ thay đổi gì ví dụ như tăng hoặc giảm 5% organic traffics so với tuần trước, sẽ có mail gửi đến cho bạn.   

 

2. Direct Traffic (Lượng truy cập trực tiếp)

 

Rất nhiều người chỉ tập trung vào tối ưu hóa truy cập tự nhiên mà quên một điều rằng truy cập trực tiếp cũng là một trong những thước đo hiệu suất website vô cùng quan trọng. Đa số người truy cập sẽ tìm đến website của bạn thông qua truy cập tự nhiên trước, sau đó sẽ trực tiếp quay trở lại trang web trong tương lai. Việc nâng cấp bảo mật trình duyệt và mã hóa tìm kiếm đã khiến cho rất nhiều lưu lượng truy cập tìm kiếm được tính là truy cập trực tiếp trong Google Analytics bởi thống kê http referral đều không được thông qua – đặc biệt là với thiết bị di động. Nếu lưu lượng truy cập giảm:

  • Lặp lại thao tác kiểm tra những bất thường như đối với Truy cập tự nhiên.
  • Kiểm tra vào phần sử dụng thiết bị di động để xem xét liệu nó có phải là nguyên nhân gây ra sự tụt giảm hiệu suật website hay không bởi rất nhiều trình duyệt dành cho thiết bị di động không truyền dữ liệu http referral.
  • Xem xét gần đây bạn có sử dụng (gắn) UTM (Quản lý bảo mật hợp nhất) lên các kênh quảng cáo khác hay không, đây là lý do lưu lượng truy cập trực tiếp bị chặn bởi tính năng bảo mật này; dẫn đến tình trạng suy giảm lượng truy cập. .
  • Kiểm tra xem liệu có xảy ra hiện tượng sụt giảm liên quan đến các hoạt động marketing từ các kênh quảng cáo khác hay không, vì thương hiệu không được tiếp thị tốt sẽ làm giảm lượng tìm kiếm.

Nếu lưu lượng traffic tăng:

  • Hãy tìm hiểu những lý do tại sao. Điều này rất quan trọng bởi lẽ nếu bạn tìm ra được phương pháp khiến cho lượng truy cập trực tiếp tăng cao thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó vào những phần còn lại của trang web, giúp tối ưu hóa SEO thành công.
  • Đảm bảo việc cài đặt UTM được thực hiện đúng cách.
  • Kiểm tra xem liệu lưu lượng đến từ thiết bị di động có tăng hay không
  • Kiểm tra xem liệu lưu lượng đến từ các hoạt động marketing trên các kênh quảng cáo khác có tăng hay không

Bạn cũng nên thiết lập hoặc cài đặt những tùy chỉnh cảnh báo hàng tuần trong Analytics, nếu có bất kỳ thay đổi gì ví dụ như tăng hoặc giảm 5% organic traffics so với tuần trước, sẽ có mail gửi đến cho bạn.   

 

3. Referral Traffic (Lưu lượng truy cập thông qua Backlink)

 

Referral Traffic thực sự một thước đo thông tin liên kết tuyệt vời. Nó có thể cho bạn biết là bạn đã tăng thoặc mất đi bao nhiêu link. Referral Traffic còn được sử dụng để đánh giá giá trị của một liên kết xem liệu nó có mang lại truy cập cho website của bạn hay không. Nếu Referral traffic giảm:

  • Kiểm tra thông tin của Backlink và nguồn cung cấp Backlink để tìm ra liệu nguyên nhân bạn bị mất đi Backlink đó
  • Nếu một Backlink cung cấp ít traffic, kiểm tra xem liệu website đang liên kết có phải đã thay đổi giao diện khiến cho người truy cập tại trang web đó không muốn click vào backlink trỏ về trang bạn hay không.

Nếu Referral Traffic tăng:

  • Xác định xem những website nào đang liên kết với bạn và mang lại nhiều lượng truy cập nhất mà trước đó thì không, điều tra thêm cơ hội liên kết đến từ website đó.
  • Thiết lập tùy chỉnh cảnh báo hàng tuần trong Analytics, họ sẽ gửi mail đến cho bạn nếu nhận thấy sự thay đổi traffic (có thể tăng hoặc giảm 10% lượng truy cập giới thiệu so với tuần trước).

 

4. Campaign Traffic (Lượng truy cập đến từ các chiến dịch SEO)

 

Campaign Traffic mặc dù không phải là yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất SEO, nhưng nó lại đóng vai trò đầu mối giúp tìm ra lý do tại sao lượng truy cập tìm kiếm trực tiếp hoặc truy cập qua thương hiệu website lại không ổn định. Thiết lập tùy chỉnh nhắc nhở trong Analytics đến email của bạn nếu có sự thay đổi tăng hoặc giảm 20% lượn campaign traffic so với tuần trước.

 

5. Email Traffic (Lượng truy cập thông qua Email)

 

Cũng giống như Campaign Traffic, Email Traffic cũng cung cấp cho bạn những manh mối để tìm ra nguyên do lưu lượng trực tiếp và lưu lượng truy cập qua tên thương hiệu lại trở nên không ổn định. Tạo một chút thích trong Analytics mỗi khi có sự thay đổi lưu lượng. Thêm vào đó, hãy thiết lập một tùy chỉnh nhắc nhở nếu phát hiện tăng hoặc giảm 20% lượng traffic qua Email so với tuần trước đó.

 

6. Thời gian tương tác với website (Sessions)

 

Trong thế giới đa thiết bị ngày nay, việc gắn kết các người dùng lại với nhau trên các thiết bị đa chủng loại có thể là một việc rất khó khăn. Một số những chiến thuật marekting có thể khiến cho người dùng quay trở lại website. Chính vì vậy việc đo lường những tăng trưởng hoặc sụt giảm trong các Session sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng về chiến thuật marketing thành công ở cấp độ cao nhất. Thiết lập một tùy chỉnh nhắc nhở trong Analytics, khi thời gian xem trang tăng hoặc giảm 10% so với tuần trước thì họ sẽ gửi mail đến cho bạn.

 

7. Users (Người sử dụng)

 

Số lượng người truy cập cũng là yếu tố quan trọng giúp theo dõi tình trạng SEO. Số người truy cập sẽ nói lên hiệu suất trang của bạn có đang tạo ra traffic hay không hay cho bạn biết người truy cập đang thực sự gắn bó và quay trở lại website bạn nhiều hơn. Thiết lập một tùy chỉnh nhắc nhở trong Google Analytics, họ sẽ gửi mail cho bạn khi phát hiện có sự tăng hoặc giảm 10% số người truy cập so với tuần trước đó.

 

8. Lưu lượng sử dụng thiết bị di động

 

Như tôi đã đề cập trước đó, dữ liệu http referral sẽ ngày càng ít được các trình duyệt di động và một số trình duyệt desktop thông qua hơn. Điều này sẽ tạo ra một thách thức khá khó khăn trong việc đo lường tỉ lệ ROI của chiến lược SEO để tăng lượng tìm kiếm trên thiết bị di động. Một thí nghiệm gần đây của Groupon cho thấy có đến 60% lượng traffic tìm kiếm trực tiếp - đặc biệt là từ thiết bị di động. Thiết lập email từ động hàng tháng trong Google Analytics cho các truy cập từ thiết bị di động, rồi so sáng nó với tháng trước đó.

 

9. Tăng tốc độ tải trang

 

Tốc độ tải trang đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng hiệu suất SEO, tăng tỉ lệ chuyển đổi và khả năng sử dụng. Nếu tốc độ tải trang của website bạn tăng (thời gian load trang lâu), công cụ tìm kiếm sẽ coi đó như một tín hiệu của một website kém chất lượng, spiders sẽ không thể crawl được website một cách hiệu quả, người sử dụng sẽ thấy khó chịu, và chính vì thế mà cơ hội chuyển đổi từ khách truy cập sang khách hàng tiềm năng sẽ giảm đi đáng kể.

  • Thiết lập một tùy chỉnh nhắc nhở tự động hàng ngày trong Google Analytics nếu tốc dộ tải trang của website tăng hơn 10%.
  • Thiết lập email từ động 2 tuần một lần cho 50 trang có tốc độ tải trang lâu nhất – phân đoạn cho destop và cho thiết bị di động.
  • Lấy những trang web có tốc độ tải trang chậm nhưng lại có lượng traffic đáng kể rồi đem nó theo dõi trên gtmetrix.com. Công cụ này sẽ giúp bạn đánh giá nguyên do khiến trang web bị chậm load.

10. Thời gian phản hồi lại máy chủ

 

Tốc độ trang không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây ra tốc độ tải trang chậm. Đôi khi tốc độ của máy chủ (Server) có thể làm cho trang web của bạn như ‘rùa bò’. Thiết lập một nhắc nhở tự động trong Google Analytics để báo cáo với bạn trong trường hợp thời gian phản hồi máy chủ vượt quá XX (ms).

 

11. Lỗi thu thập thông tin (Crawl Errors)

 

Báo cáo lỗi thu thập thông tin của Google Webmaster Tools rất quan trọng trong việc theo dõi cả hai khía cạnh là trang web và hiện trạng của SEO. Có thể xuất hiện một lỗi nhỏ nằm mãi dưới cuổi rất khó để nhận biết, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này để tìm ra. Tiện ích này cũng chỉ cho bạn biết liệu cho một số website cần được chuyển hướng ngay lập tức. Ngoài ra, báo cáo này còn cho bạn biết được những ai đang liên kết với website của bạn, nhưng đặt một URL xấu trong nội dung. Thay đổi tùy chỉnh email trong GWT để nó báo cáo với bạn khi có vấn đề gì xảy ra. Công cụ này không gửi báo cáo thường xuyên cho bạn nhưng nó sẽ gửi khi nào có sự cố và bạn cũng sẽ cần phải tạo một report crawl error trong phần GWT API. Rất nhiều platform SEO như Raven đã tích hợp với công cụ này.

 

12. Lỗi Server

 

Các vấn đề từ phía máy chủ thường khó để xác định nếu chỉ sử dụng các công cụ SEO thông thường. Bạn nên xem xét cấu hình lại các cảnh báo nếu nó xuất hiện trên bản ghi lỗi máy chủ.

 

13. Các trang thu thập thông tin mỗi ngày và thời gian Download trang

 

Cả hai thước đo này đều bổ sung cho nhau và có sẵn trong Google Webmaster Tools. Nếu các trang thu thập thông tin mỗi ngày (Pages Crawled Per Day) giảm mà thời gian để download trang (Time spent Downloading Pages) tăng thì sẽ khiến cho hiệu suất trang web gặp vấn đề. Số liệu này nên được kiếm tra 2 lần một tuần.

 

14. Hiển thị từ khóa theo tên thương hiệu (Branded Keyword Impressions) và Số Nhấp chuột (Clicks)

 

Mặc dù Analytics không cung cấp cho chúng ta công cụ nghiên cứu từ khóa, điều này khiến cho nhiều người bị hạn chế khả năng theo dõi lưu lượng truy cập của từ khóa, nhưng rất may là nhiều dữ liệu từ khóa quan trọng đã được phân tích sẵn trong GWT. Kiếm tra những số liệu nào cần phải được kiểm tra kỹ càng về những thay đổi liên quan đến lưu lượng truy cập. Những thay đổi về hiển thị và nhấp chuột có thể cho bạn biết liệu có những sai sót gì trong việc tạo dựng thương hiệu hay các hoạt động quảng cáo hay không.

 

15. Hiển thị các từ khóa khác, Số nhấp chuột và CTR

 

Ngoài những từ khóa liên quan đến thương hiệu của website, những từ khóa đa dạng khác sẽ cho bạn biết tiềm năng ‘ẩn’ có trong website mà bạn chưa phát hiện ra, không chỉ trong việc làm tăng hiệu suất tìm kiếm mà còn giúp phân tích và nắm bắt rõ được khả năng tìm kiếm theo từng thời điểm trong năm – những yếu tố mà lý thuyết rất khó để chứng minh. Các số liệu về từ khóa này nên được kiểm tra thường xuyên nhằm tối ưu hóa lượng truy cập. Hướng cải thiện:

  • Thứ hạng của các từ khóa có thay đổi không?
  • Tìm kiếm theo từng thời điểm có đang diễn ra hay không?

Số nhấp chuột và CTR:

  • Từ khóa đích có liên quan đến người sử dụng hay không?
  • Nội dung ở phần meta không thu hút người sử dụng?

 

16. Thứ hạng từ khóa

 

Điểm này phụ thuộc vào kiến thức chung của từng chuyên gia SEO. Nếu thứ hạng từ khóa của bạn bị rớt, bạn sẽ mất lưu lượng truy cập. Nếu bị mất thứ hạng, hãy thực hiện việc điều chỉnh lại chiến lược SEO từ khóa hoặc nghiên cứu xem liệu website của bạn có bị phạt hay không.

 

17. Công cụ Manual Actions

 

Một trong những tính năng mới và tuyệt vời nhất của GWT chính là công cụ Manual Acitons. Nó sẽ báo cho bạn biết Google có đang hoạt động trên website của bạn hay không. Hãy chắc chắn là bạn cài đặt email tùy chỉnh tự động nhắc nhở trong GWT nếu có bất kỳ hàng động gì xuất hiện trên website của bạn. Công cụ này sẽ báo cáo nếu website không may bị phạt.

 

18. Các vấn đề bảo mật

 

Cũng giống như Manual Actions, công cụ Security Issues cũng sẽ thông báo nếu có phần mềm độc hại nào đang hiện hữu trên website của bạn. Công cụ tìm kiếm mất rất nhiều tính toán trước khi bảo vệ được cho người dùng khỏi những website độc hại, chính vì vậy chắc chắn rằng công cụ như thế này sẽ được bật lên để phát hiện ra sự xâm nhập trái phép một cách nhanh chóng.

 

19. Trạng thái Index

 

Công cụ Index Status trong GWT rất hữu ích trong việc xác định cách Google xử lý trang web và index nó. Nếu các trang index tăng:

  • Có trang mới được index hay không?
  • Có phần nào trong trang web không nên bị Google thu thập thông tin để index?
  • Có quy định nào trong robots.txt bị bỏ qua hay không?

Nếu giảm:

  • Trang đó có bị phạt hay không?
  • Có trang nào mà bọ google không thể dò được?
  • Có gì đó thay đổi trong robots.txt?
  • Có gì đó thay đổi trong thẻ sử dụng robots.txt?

 

20. Bounce Rate (Tỉ lệ thất thoát truy cập)

 

Nếu bounce rate có thể cho bạn rất nhiều thông tin liên quan đến tình trạng SEO bao gồm:

  • Nội dung không trọng tâm, không liên quan
  • Từ khóa đích không thích hợp
  • Trải nghiệm người dùng kém
  • Thông tin thẻ meta được viết cẩu thả
  • Thiết lập cảnh báo tự động trong Google Analytics để cảnh bảo khi Bounce tăng 10% hoặc hơn.

 

21. Lỗi 404 (Không tìm thấy trang)

 

Hiện nay có rất nhiều những tiện ích giúp phát hiện ra những đường dẫn URL bị lỗi 404. Những tính năng này có thể hữu ích trong việc tìm ra những đường liên kết gãy (broken links) trong website của bạn. Thiết lập một email tự động hàng tuần trong Analytics để thống kê cho bạn sô lượng trang web bị lỗi 404.

Bạn có những thước đo hiệu suất trang nào khác muốn thêm vào trong danh sách này không? Hãy chia sẻ cho chúng tôi ngay bên dưới!

 

Ghi nguồn www.voc.vn khi đăng tải lại bài viết này.

Link: 21 số liệu thống kê cần biết trong quá trình giám sát SEO.